7 chỉ báo kinh tế Mỹ có thể tác động đến Bitcoin và thị trường crypto trong tuần này
Bitcoin (BTC) hiện đang được giao dịch quanh mốc 95.000 USD, đồng thời vẫn thể hiện sự nhạy cảm trước các dữ liệu kinh tế Mỹ. Theo đó, những số liệu kinh tế được công bố trong tuần này có thể châm ngòi cho biến động trên thị trường crypto.
Từ chỉ số niềm tin người tiêu dùng đến sức khỏe thị trường lao động, các chỉ báo kinh tế này có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư và tác động đến biến động giá tiền điện tử.
Những dữ liệu kinh tế Mỹ đáng chú ý trong tuần này
Dưới đây là các chỉ số kinh tế Mỹ có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến danh mục đầu tư của các trader và nhà đầu tư tiền điện tử.

“Khi mọi thứ trở nên hỗn loạn cùng với sự điên cuồng của các chính sách thuế quan, chỉ số niềm tin người tiêu dùng lao dốc, xác suất suy thoái gia tăng và thị trường ngày càng mong manh, hãy để tôi giúp bạn nhìn ra những khía cạnh mà nền kinh tế đang tác động đến cuộc sống của mình”, nhà kinh tế Justin Wolfers chia sẻ.
Chỉ số Niềm tin người tiêu dùng
Báo cáo Niềm tin người tiêu dùng sẽ mở đầu danh sách các chỉ báo kinh tế Mỹ có liên quan tới thị trường crypto tuần này. Vào thứ Ba, Chỉ số Niềm tin người tiêu dùng tháng 4 do Conference Board công bố sẽ phản ánh mức độ lạc quan hay bi quan của các hộ gia đình đối với tình hình tài chính.
Con số 92,9 của tháng 3 cho thấy người tiêu dùng Mỹ có cái nhìn khá bi quan về nền kinh tế và tài chính cá nhân. Theo dự báo trên MarketWatch, mức trung vị cho tháng 4 là 87,4. Thông thường, mức niềm tin cao sẽ gắn với tâm lý ưa rủi ro, thúc đẩy dòng tiền đổ vào Bitcoin và altcoin.
Ngược lại, nếu số liệu thấp hơn kỳ vọng, áp lực chốt lời có thể gia tăng, làm suy yếu niềm tin vào sức mạnh của nền kinh tế. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu, việc niềm tin người tiêu dùng bất ngờ suy yếu có thể đẩy mạnh nhu cầu tìm đến Bitcoin như tài sản trú ẩn an toàn, dù rủi ro biến động giá vẫn hiện hữu.

“Các dữ liệu mềm đang chỉ ra rằng các số liệu thực tế sẽ sớm suy giảm. Thông thường, Chỉ số Niềm tin người tiêu dùng sẽ đi ngược lại với tỷ lệ thất nghiệp. Nếu xu hướng đó lặp lại lần này, chúng ta có thể chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp lên tới khoảng 6% hoặc cao hơn”, Markets and Mayhem nhận định.
Chỉ số JOLTS – Cơ hội việc làm
Tuần này, khảo sát Cơ hội việc làm và Biến động lao động (JOLTS) – theo dõi nhu cầu tuyển dụng – cũng nằm trong danh sách các chỉ báo kinh tế cần lưu tâm.
Báo cáo JOLTS gần nhất (được công bố ngày 1/4) cho biết số liệu tháng 2/2025 đạt 7,6 triệu cơ hội việc làm, 5,4 triệu lượt tuyển dụng và 5,3 triệu lượt nghỉ việc. Báo cáo tiếp theo – cập nhật số liệu tháng 3/2025 – sẽ được công bố vào thứ Ba, với dự báo trung vị ở mức 7,4 triệu cơ hội.
Nếu số liệu thực tế vượt mốc 7,6 triệu, điều này sẽ cho thấy sức chống chịu tốt của nền kinh tế, thúc đẩy khẩu vị rủi ro và hỗ trợ Bitcoin cùng các tài sản rủi ro khác. Niềm tin tuyển dụng mạnh có thể đồng nghĩa với thu nhập khả dụng tăng, qua đó kích thích đầu tư vào crypto.
Ngược lại, nếu số liệu thấp hơn kỳ vọng (dưới 7,4 triệu), lo ngại suy thoái có thể bùng lên, khiến dòng vốn tìm tới Bitcoin như một công cụ phòng thủ.
Thị trường crypto thường phản ứng nhạy cảm với tín hiệu từ thị trường lao động vì những tín hiệu này ảnh hưởng trực tiếp tới kỳ vọng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Với mức lãi suất hiện tại ở 4,25-4,5%, một thị trường lao động thắt chặt có thể khiến Fed trì hoãn việc cắt giảm lãi suất, gây áp lực lên các tài sản đầu cơ như Bitcoin.
Báo cáo Việc làm ADP
Báo cáo Việc làm quốc gia ADP theo dõi mức tăng trưởng việc làm trong khu vực tư nhân và sẽ được công bố vào thứ Tư tuần này.
Trong tháng 3/2025, số liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ tạo thêm 155.000 việc làm – vượt kỳ vọng của các chuyên gia – cho thấy sức mạnh thị trường lao động bất chấp những lo ngại về thuế quan.
Nếu số liệu tháng 4 đạt trên ngưỡng 160.000, điều này có thể thắp lên tâm lý lạc quan trên thị trường crypto, bởi tăng trưởng việc làm thường thúc đẩy mức độ chi tiêu và khẩu vị rủi ro. Trong trường hợp dữ liệu cho thấy nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, Bitcoin có thể được tiếp thêm động lực tăng giá.
Ngược lại, nếu số liệu thấp hơn mức 155.000 của tháng trước hoặc thấp hơn dự báo trung vị 110.000, lo ngại suy thoái có thể gia tăng, thúc đẩy dòng tiền tìm đến stablecoin hoặc Bitcoin như các tài sản trú ẩn.
Không giống như báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Cục Thống kê Lao động Mỹ, phương pháp thống kê của ADP dựa trên bảng lương tư nhân và không tính các công việc khu vực công, nhờ vậy mang đến cái nhìn rõ nét hơn.
Giữa lúc thị trường đang dồn sự chú ý vào động thái của Fed, dữ liệu ADP sẽ định hướng tâm lý thị trường trước thềm báo cáo NFP vào thứ Sáu.
GDP quý I
Ước tính sơ bộ GDP quý I/2025 sẽ được công bố vào thứ Tư tuần này. Dữ liệu này cũng được dùng để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Tăng trưởng GDP quý III/2024 đạt 2,8% theo năm, thấp hơn kỳ vọng do ảnh hưởng từ thâm hụt thương mại. Trong khi đó, quý IV/2024 ghi nhận mức tăng trưởng 2,4% sau khi điều chỉnh giảm tỷ lệ nhập khẩu.
Nếu GDP quý I/2025 tăng mạnh trên 3%, đây sẽ là tín hiệu cho thấy sức khỏe kinh tế tích cực, thường khuyến khích nhà đầu tư tăng cường rót vốn vào Bitcoin và các tài sản rủi ro.
Tuy nhiên, thị trường crypto rất nhạy cảm với các lần điều chỉnh GDP cũng như kỳ vọng chính sách lãi suất của Fed. Trong bối cảnh lo ngại lạm phát còn dai dẳng, tăng trưởng GDP mạnh hơn mức 2,4% của quý IV có thể làm giảm kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất, gây áp lực lên các tài sản đầu cơ như crypto. Ngược lại, tăng trưởng GDP yếu có thể củng cố kỳ vọng nới lỏng các chính sách tiền tệ.
Chỉ số PCE
Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (Core PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Fed – cũng sẽ được công bố vào thứ Tư tuần này, cập nhật dữ liệu tháng 3 sau báo cáo gần nhất vào ngày 28/3.
Tháng 2/2025, chỉ số PCE tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà kinh tế dự báo chỉ số tháng 3 sẽ giảm nhẹ còn 2,2%, phản ánh áp lực giá cả vẫn còn nhưng đã hạ nhiệt. Một mức PCE dưới 2,5% phản ánh rằng tình trạng lạm phát có thể đang hạ nhiệt, từ đó thắp lên hy vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất, hỗ trợ tâm lý tích cực đối với Bitcoin.
Tuy nhiên, nếu chỉ số PCE cao hơn 2,5%, kỳ vọng Fed thắt chặt chính sách có thể gia tăng, gây áp lực lên thị trường crypto. Với việc chỉ số PCE loại trừ giá thực phẩm và năng lượng vốn dễ biến động, nó mang đến góc nhìn ổn định hơn về lạm phát và là yếu tố trọng yếu định hướng tâm lý thị trường crypto.
Vì thị trường rất nhạy cảm với các thay đổi trong chính sách tiền tệ, các trader cũng nên chú ý tới mức độ chi tiêu cho dịch vụ, bởi đây là chỉ báo sức mạnh tiêu dùng. Dù vậy, biến động vẫn khó tránh khỏi, vì chỉ số PCE sẽ định hình lập trường của Fed.
“Chỉ số lạm phát PCE tháng 3 (công bố ngày 30/4) có thể dao động quanh mức 2,1%. PCE tháng 4 (công bố cuối tháng 5) dự kiến rơi vào khoảng 2%. Thuế quan có ảnh hưởng, nhưng PCE mới là thước đo chính thức của Fed. Thực tế, đã đến lúc cần phải cắt giảm lãi suất, gác các vấn đề chính trị sang một bên”, người quản lý quỹ Ophir Gottlieb nhận định.
Đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu
Báo cáo Đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu (Initial Jobless Claims) – công bố định kỳ vào mỗi thứ Năm – tiếp tục xuất hiện trong danh sách các chỉ báo kinh tế Mỹ cần được theo dõi. Đây là dữ liệu tần suất cao, phản ánh tình hình thị trường lao động gần như theo thời gian thực, và thị trường crypto thường phản ứng nhanh với các thay đổi bất ngờ từ số liệu này.
Trong tuần kết thúc ngày 18/4, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đạt 222.000, cho thấy thị trường lao động vẫn vững vàng bất chấp những hỗn loạn từ chính sách thuế quan. Nếu số liệu tuần này thấp hơn 222.000, điều đó sẽ phát tín hiệu tích cực về tình trạng việc làm, kích thích tâm lý ưa rủi ro và hỗ trợ giá Bitcoin.
Ngược lại, số đơn cao hơn 222.000 có thể làm dấy lên lo ngại suy yếu kinh tế, khiến nhà đầu tư tìm tới stablecoin hoặc Bitcoin để bảo toàn tài sản. Với việc Fed theo dõi sát sao các chỉ báo lao động, một đợt tăng đột biến bất ngờ trong số đơn xin trợ cấp có thể củng cố kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Bảng lương phi nông nghiệp (NFP)
Báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) sẽ được công bố vào thứ Sáu. Trong tháng 3/2025, chính phủ Mỹ đã tạo thêm 228.000 việc làm, vượt mức kỳ vọng, với tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 4,2%.
Một báo cáo NFP tích cực có thể thúc đẩy đà tăng giá, bởi tăng trưởng việc làm cho thấy sức mua tiêu dùng đang vững vàng. Ngược lại, nếu số liệu thấp hơn dự báo trung vị 130.000, lo ngại suy thoái có thể gia tăng, dẫn tới dòng tiền đổ vào Bitcoin như tài sản phòng thủ hoặc stablecoin để tìm sự ổn định.
Với việc NFP bao phủ tới 80% lực lượng lao động đóng góp vào GDP, đây là chỉ số có sức ảnh hưởng rất lớn tới thị trường. Ngoài số lượng việc làm, giới đầu tư cũng sẽ đặc biệt chú ý tới tốc độ tăng lương – mức tăng hàng tháng 0,3% hiện tại đang cho thấy áp lực lạm phát tiềm tàng, có thể hạn chế đà tăng của crypto.
Với thị trường đang định giá chính sách tiền tệ Fed, bất kỳ bất ngờ nào từ báo cáo NFP cũng có thể châm ngòi cho biến động mạnh.

Tại thời điểm viết bài, giá Bitcoin đang dao động quanh mức 95.321 USD, tăng nhẹ 1,6% trong 24 giờ và hơn 8% trong 1 tuần qua.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/cafebitcoinviet
Tham gia Telegram: https://t.me/cafebitcoinviet

Dấu hiệu Golden Cross cho Bitcoin đang cận kề? ETH sẵn sàng vượt qua $10K? Một altcoin mang tiềm năng lớn – Các chuyên gia đã đưa ra dự đoán của mình!
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

Solana (SOL) đối mặt với áp lực bán ngay cả khi khối lượng DEX tăng vọt
Solana (SOL) đã ghi nhận mức tăng gần 18% trong 30 ngày qua, cho thấy sức mạnh đáng kể bất chấp một số tín hiệu suy yếu từ các chỉ báo động lượng quan trọng. Cấu trúc kỹ thuật của SOL vẫn duy trì xu hướng tăng, phản ánh niềm tin của thị trường đối với altcoin này.