Chainalysis thâu tóm startup phát hiện gian lận bằng AI với giá 150 triệu USD

Kai Phạm

Thứ ba, 14/01/2025 02:51 (GMT+7)

Chainalysis chính thức bước vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo với thương vụ mua lại startup phát hiện gian lận.

Theo Business Insider ngày 13 tháng 1, Chainalysis, công ty phân tích blockchain hàng đầu, đã tiến hành thương vụ mua lại Alterya, một startup công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện gian lận, với mức giá khoảng 150 triệu USD.

Thông tin này được Chainalysis xác nhận qua một bài đăng trên blog, dù các chi tiết tài chính cụ thể không được công bố. Công ty nhấn mạnh rằng thương vụ này sẽ giúp họ nâng cao khả năng “bảo vệ gian lận theo thời gian thực cho các giao dịch thanh toán, đồng thời cải thiện quy trình phát hiện gian lận trong quy trình Xác minh danh tính khách hàng (KYC) đối với các sàn giao dịch, blockchain và nhà cung cấp ví.”

Dù không phải là một cái tên quen thuộc trong cộng đồng crypto, Alterya đã hợp tác với các tên tuổi lớn như Coinbase và Binance. Theo Chainalysis, startup này đã giám sát hơn 8 tỷ USD giá trị giao dịch hàng tháng qua cả kênh tiền mã hóa lẫn tiền pháp định, nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ các hình thức gian lận “có chủ đích.”

Thương vụ này đánh dấu lần thâu tóm lớn thứ hai của Chainalysis trong vòng hai tháng, sau khi công ty công bố việc mua lại nền tảng bảo mật Web3 Hexagate vào ngày 19/12. Tương tự, chi tiết tài chính của thương vụ này cũng không được tiết lộ.

AI tạo sinh: Lợi ích và thách thức trong cuộc chiến chống gian lận

Chainalysis nhận định rằng gian lận và lừa đảo đang trở thành “căn bệnh trầm kha” của ngành tài chính, và hiện tượng này đã lan sang lĩnh vực crypto. Chỉ riêng trong năm 2024, các vụ hack và lừa đảo đã gây thiệt hại khoảng 3 tỷ USD cho ngành công nghiệp này.

Sự phát triển của AI tạo sinh — công nghệ trí tuệ nhân tạo có khả năng tạo ra nội dung mới dựa trên học máy — đang làm gia tăng quy mô và mức độ tinh vi của các hành vi gian lận.

Theo cảnh báo từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), các đối tượng lừa đảo đang sử dụng AI tạo sinh để thiết kế nội dung cho các trang web lừa đảo, tập trung vào lĩnh vực đầu tư tiền mã hóa. “Tội phạm tạo ra nội dung cho các trang web giả mạo nhằm lừa đảo đầu tư tiền mã hóa và các hình thức đầu tư khác,” FBI lưu ý trong thông báo ngày 3/12.

Ở phạm vi rộng hơn, Deloitte dự đoán AI tạo sinh và công nghệ deepfake có thể gây thiệt hại lên đến 40 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ vào năm 2027. Theo báo cáo từ Trung tâm Dịch vụ Tài chính của Deloitte, các phần mềm lừa đảo sử dụng deepfake và AI tạo sinh hiện đang được rao bán rộng rãi trên dark web với giá chỉ từ 20.000 USD.

“Việc phổ biến các công cụ phần mềm độc hại này đang làm suy giảm hiệu quả của nhiều hệ thống chống gian lận truyền thống,” Deloitte nhận định.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

TIN LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
DeFAI là gì?

DeFAI là gì?

Ở thời điểm hiện tại, DeFi là một trong những trụ cột quan trọng của crypto, trong khi các AI agent đang ngày càng thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Google hủy bỏ lời cam kết không sử dụng AI cho vũ khí và tình báo

Google hủy bỏ lời cam kết không sử dụng AI cho vũ khí và tình báo

Google đã gỡ bỏ một cam kết trong các nguyên tắc trí tuệ nhân tạo (AI) của mình, cam kết trước đây là tránh phát triển AI phục vụ cho vũ khí và giám sát. Sự thay đổi này phản ánh cách tiếp cận của công ty đối với các quan hệ đối tác an ninh quốc gia khi AI ngày càng được tích hợp vào hoạt động quân sự và tình báo.

2,5 tỷ đô la coin AI bị bán tháo khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ leo thang

2,5 tỷ đô la coin AI bị bán tháo khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ leo thang

Lĩnh vực tiền điện tử trí tuệ nhân tạo (AI) lao dốc vào thứ 3, giảm 8,6% trong 24 giờ qua, xóa sổ hơn 2,5 tỷ đô la giá trị vốn hóa thị trường. Cuộc bán tháo xảy ra sau khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, do các chính sách thuế quan quyết liệt của chính quyền Trump.

OpenAI đẩy mạnh chiến lược vào Châu Á với quan hệ đối tác Kakao trong bối cảnh đàm phán với SoftBank

OpenAI đẩy mạnh chiến lược vào Châu Á với quan hệ đối tác Kakao trong bối cảnh đàm phán với SoftBank

Kakao Corp. đã chính thức trở thành công ty Hàn Quốc đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với OpenAI, mở ra một chương mới trong quá trình mở rộng của công ty nghiên cứu AI vào thị trường châu Á.

AI agent crypto chuyển sang bi quan khi vốn hóa thị trường giảm 15% trong 24 giờ

AI agent crypto chuyển sang bi quan khi vốn hóa thị trường giảm 15% trong 24 giờ

AI agent là một trong những câu chuyện được bàn luận nhiều nhất trong không gian crypto, với các dự án như VIRTUAL và AI16Z đạt mức định giá kỷ lục. Tuy nhiên, lĩnh vực này đã gặp khó khăn kể từ giữa tháng 1, khi tâm lý thay đổi và ảnh hưởng của DeepSeek tiếp tục đẩy nhanh quá trình điều chỉnh đang diễn ra.

Sam Altman thừa nhận OpenAI thua DeepSeek: “Chúng tôi đã đi sai hướng trong quá khứ”

Sam Altman thừa nhận OpenAI thua DeepSeek: “Chúng tôi đã đi sai hướng trong quá khứ”

Trong một phiên hỏi đáp trực tuyến (AMA) trên Reddit vào cuối tuần qua, Sam Altman, CEO của OpenAI, đã không ngần ngại thừa nhận công ty của mình đang gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng. Đặc biệt, anh cho rằng OpenAI có thể đã sai khi giữ kín công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của mình, một chiến lược đang gây ra những khó khăn nhất định khi đối thủ cạnh tranh lớn như DeepSeek của Trung Quốc ngày càng tiến gần hơn với các mô hình AI nguồn mở.

OpenAI ra mắt sớm o3-Mini để đáp trả DeepSeek AI – So sánh chi tiết

OpenAI ra mắt sớm o3-Mini để đáp trả DeepSeek AI – So sánh chi tiết

Vào thứ 6 vừa qua, OpenAI đã nhanh chóng củng cố vị thế của mình trên thị trường bằng việc ra mắt o3-mini, một phản ứng mạnh mẽ đối với mô hình R1 của startup Trung Quốc DeepSeek. Mô hình này đã gây chấn động ngành công nghiệp AI nhờ vào hiệu suất vượt trội và chi phí tính toán chỉ bằng một phần nhỏ so với các đối thủ.

Ý cấm chatbot AI DeepSeek của Trung Quốc trong khi Pháp, Hàn Quốc, Ireland đang tiến hành điều tra

Ý cấm chatbot AI DeepSeek của Trung Quốc trong khi Pháp, Hàn Quốc, Ireland đang tiến hành điều tra

Các cơ quan bảo vệ dữ liệu tại Ý đã yêu cầu startup AI của Trung Quốc, DeepSeek, ngừng hoạt động chatbot của mình tại quốc gia này.

ShamAIn – Thầy bói AI đầu tiên của Hàn Quốc và làn sóng bói toán công nghệ

ShamAIn – Thầy bói AI đầu tiên của Hàn Quốc và làn sóng bói toán công nghệ

Một hội trường triển lãm ở khu Insa-dong, trung tâm Seoul, có một điện thờ nhỏ vừa đủ cho một người bước vào. Bên trong, những dải ruy băng rực rỡ, chuông, bài vị tổ tiên, nến và một chiếc đệm đơn được sắp xếp tỉ mỉ.

SoftBank của Nhật Bản dành đến 25 tỷ đô la để đầu tư vào OpenAI

SoftBank của Nhật Bản dành đến 25 tỷ đô la để đầu tư vào OpenAI

Theo thông tin ban đầu vào tối thứ 4, SoftBank đang đàm phán để đầu tư trực tiếp lên đến 25 tỷ đô la vào OpenAI, qua đó giúp tập đoàn công nghệ Nhật Bản trở thành nhà đầu tư tài chính lớn nhất của công ty tạo ra ChatGPT.

Tin crypto mới nhất